Monday, August 19, 2013

Đi việt nam

Đi chơi ở việt nam

Vù một cái là gần 3 tháng ở vn. Vẫn như lần trước, mẹ bảo sẽ từ từ viết lại chuyện đi việt nam cho các con, nhưng khi mình còn ở nhà thì mẹ còn mải hưởng thụ ( haha cũng 5 năm rồi chưa về còn gì) nên bao giờ đi rồi mới viết.

Các con về là những ngày nóng nhất trong năm. Ra khỏi sân bay là hầm hập, vuốt mồ hôi ko kịp. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần nên ko thấy gì nhưng ai cũng kêu nóng quá, oi quá. Hôm sau đocj tin mới biết nóng kỷ lục, hơn 40 độ, đo ngoài nắng lên đến 44. Thường xuyên trong nhưngx tuần tiếp theo là 37,38, hôm nào đột xuất mát lắm thì 35,36 mà cũng chả có mấy khi. Nóng quá, may mà nhà có điều hoà ở phòng ngủ nên còn đỡ, chui vào phòng là ổn, chỉ có lúc ăn uống, vệ sinh và đi chơi thì thật mệt. Chứ nóng thế mà như lần trước ko có điều hoà thì đến khốn khổ cho cả nhà. Từ một nơi mát có 15-20 độ về thành 40 độ, các con tuy ít kêu ca nhưng mệt mỏi, cáu bẳn hơn, mẹ rất hiểu còn ai ko hiểu thì đành chịu thôi.

Mẹ quá lâu không về nên rất háo hức và vì thế chăng mà các con cũng háo hức. Tuần đầu về đươcj mấy ngày, mẹ giải thích đây là trải nghiệm về châu á, anh Cún ko nói gì, nghe chừng xuôi xuôi. Đi ăn với cô Nga lần đầu ở nhà hàng ngon, cô Nga còn ngạc nhiên vì sao Vịt ăn được nhiều thế, Cún thì chén hai bát phở gà dù nhà hàng ngon này phở cũng chỉ bình thường thôi. Nói chung các con rất nóng nhưng ko kêu ca, ăn uống rất dễ, mẹ rất mừng.

Nhưng từ từ rồi các con cũng thay đổi. Càng ngày anh Cún càng picky, ăn toàn những thứ mình thích như ruốc, thịt băm. Vịt ăn càng ít. Sóc thì hay kêu khóc một cách đáng sợ. Mẹ đang viết note này mà nghĩ thầm, thế này găpj cô Hà Đào cô lại choáng thêm lần nữa thôi. Nhưng đến lúc mẹ sửa note này thì cô Hà đã qua nhà mình chơi, và hoá ra các con về Mỹ đã ngoan hơn là ở việt nam hơn mẹ tươngr tượng rất nhiều.

Cún từ chỗ ko kêu ca gì, cho đến gần một tháng sau vẫn chỉ tâm sự với chú ở khách sạn Mai Châu lodge là việt nam mọi người vứt rác tùm lum, đến sau càng ngày càng hay ca bài con thích ở mỹ hơn, việt nam bẩn quá. Rồi tại sao con phải học tiếng việt, con đọc viết tiếng anh tốt là đủ rồi (mặc mẹ giải thích đủ các lý do cần phải học tiếng việt). Chương trình học theo cô giáo và mẹ và bà nội kèm đã bị phá sản. Bà nội cũng bận và thời gian ở bên nhà bà nội chỉ có hơn hai ngày một tuần nhưng vì ít khi gửi đươcj các con ở nhà cho ông bà trông (những lúc bà bận thì mẹ đưa các con theo) nên bà cũng ko ôn bài với các con được mấy mà chủ yếu là mẹ. Nhưng chính vì thế mà cuối hành trình Cún có một điều mà mẹ ko thích lắm là con so sánh ông bà nội ông bà ngoại và cho ý kiến. Con kêu rằng bà thái thì bận, hay phải làm việc, ông Đức thì bắt con phải học tiếng việt quá nhiều, đọc cả trăm lần. Trong khi ông bà nội thì rất vui, lúc nào cũng cười. Rồi ở nhà bà ngoại thì con hay xem phim còn ở nhà ông bà nội thì con có người chơi.

Mẹ cũng hiểu là ông bà ngoại bận rộn hơn nhưng đó là ấn tượng, con ko thích, trong khi bên nội thì chú Thuỷ giành thời gian chơi với con, cho con xem ipad hay chơi game nên con thích hơn. Cậu Nhật thì đi suốt ngày và cũng còn trẻ, chưa thích chơi với tầm tuổi Cún, vẫn còn nhiều đánh giá và chỉ nhắc nhở nên con ko thích. Mẹ cũng biết con như thế và thật sự ko trách vì trẻ con có sự chọn lựa và đánh giá của các con. Mẹ chỉ phân tích cho con để con nhìn khách quan hơn, hy vọng là con có thể hiểu một phần nào đó. Ông bà nội lúc nào cũng vui cười và con yêu ông bà đó là cái hay, mẹ rất mừng. Nhưng cũng như bố mẹ thường xuyên chăm sóc và nhắc nhở con thì bị các con phụng phịu kêu ca vậy, ông bà ngoại cũng vậy, nhắc các con ăn, tắm rửa đánh răng, cho các con ngủ, làm mọi việc cùng các con nên đương nhiên là sẽ có lúc các con cảm thấy không thích, nhưng như vậy là cuộc sống thôi mà, như bố mẹ vậy. Mẹ hy vọng lớn lên con sẽ hiểu thêm điều này. Cũng giống như ở nhà bà Thái có chật chội hơn, nhưng cái quan trọng là dù chật chội mà ông bà vẫn sẵn sàng xuống sàn nhà ngủ để các con được ngủ trên giường- cái đó là vô cùng quý, không phải ai cũng làm được. Những cái đó mình cũng phải biết quý và trân trọng. 

Có một điều mẹ cũng hơi suy nghĩ là lúc đầu các con háo hức học, chỉ có tiếng việt là có phản kháng chút nhưng về những thứ khác cơ bản là thích thú, nhưng sau thì Cún bắt đầu chán nhanh và về sau bỏ nhiều. Vịt thì đỡ hơn, cũng bị a dua theo anh bỏ một lớp nhưng sau đó Vịt vẫn bám trụ lớp học vẽ thời trang đến cùng. Mẹ cũng hiểu là có nhiều yếu tố, nào là thời tiết khó chịu, các con ốm vặt, ho, mệt rồi đi chơi nhiều cũng mệt. Chắc ít nhà nào đi liên tục tần suất như các con nên mệt cũng ko tránh khỏi. Mẹ chỉ cố gắng để các con được làm nhiều những gì mình thích, chơi với chó của chị Linh, Vịt thì ngủ nhà bác Hiền, Cún thì ngủ nhà Ben, đi chơi với Ben, rồi bọn mình đi kinder park, đi Royal city, đi những chỗ mà các con thích, chơi ở cung thiếu nhi tẹt ga, bên cạnh việc đi với các bạn.  Bạn Ben bạn Nghé bạn Ỉn bạn Chíp, rồi bạn Ti, bạn Tũn, bạn Ti trong Sài gòn, Kiều Vy, đi đến đâu mình cũng có bạn, để mình vui hơn. 
Cún ko nói ra nhưng mẹ nghĩ con cũng thích chuyến đi này và chắc chắn là con có một định hình rõ rệt hơn về ôg bà, chú Thuỷ cậu Nhật, về họ hàng về gia đình. Có một định hình về việt nam, tất nhiên cả tốt và xấu, nhưng sự định hình ấy là rõ rệt. Mẹ cũng sẽ tiếp tục cố gắng để các con có thể đọc tiếng Việt tốt hơn, và biết đâu lúc nào đó con sẽ cùng mẹ đọc những dòng này.

Vịt con của mẹ thì có những lúc gào khóc, tranh giành với em, cãi nhau với anh Cún. Có những lúc bướng bỉnh cãi lại mẹ, trêu mẹ làm mẹ rất bực mình. Nhưng nói chung rất nhiều lúc Vịt của mẹ rất ngọt ngào, chơi rất ngoan, rất nghe lơif bà và rất thích xuống nhà bác Hiền, còn thời gian đầu mới về, lúc bố chưa về, chỉ có một mình mẹ cứ bươn chải ra lo cho các con, tắm rưar ăn uống rồi vui chơi giải trí, nhà cửa thì dù ở nhà nào cũng rõ ràng ko có không gian chơi cho các con, mẹ con mình cũng chỉ chui vào một phòng - mẹ hiểu là con cũng chán và sinh ra tính bướng bỉnh, cãi lại mẹ. Giờ đây thì con ngoan hơn rồi, sang đến Hàn Quốc là lại thành con gái ngoan một phe với mẹ, rồi suốt ngày con yêu mẹ lắm, con thích đi với mẹ. Mẹ hiểu và chấp nhận hết những thay đổi của con gái, vì mẹ biết đối với các con sự thay đổi là quá lớn, và các con chưa đủ trưởng thành để hiểu hết đó chỉ là tạm thời. Trẻ con mỗi lần chuyển nhà, cho dù ở cùng một nước đã là thay đổi. Huống chi mình về việt nam hẳn ba tháng, mọi thứ đều quá khác. Như các gia đình khác thì họ chỉ về tầm 5-6 tuần và thường đi du lịch hết hơn một nửa thời gian, tức là ở nhà cũng chỉ 2-3 tuần thôi, mọi thứ đơn giản, cũng ít ý kiến hơn. Nhưng thôi, với chuyến đi nhiều dự định lớn, nào là học tiếng việt, nào là du lịch những cảnh quan đẹp, các con có thêm bạn để sau này còn có gắn bó, có cầu nối với việt nam, rồi lại còn chuyến đi gia đình với ông bà để mình có thêm nhiều kỷ niệm - nhiều dự định của bố mẹ thế thì làm sao chuyến đi có thể ngắn được? Ai nghĩ mẹ ko có kế hoạch hay suy tính, nhưng thực ra đi ra khỏi nhà đều phải có chuẩn bị, suy tính, kế hoạch. Đi chơi như thế nào để chi phí rẻ nhất, đi đâu, đi với ai, ở chỗ nào, có đủ an toàn không, tất cả mẹ đều phải tính toán trước thậm chí là rất lâu. Đâu phải cứ xách hành lý là đi, nếu ko tính thì mọi việc sẽ lộn xộn ngay lập tức. 

Mẹ rất lo cho Vịt vì cả hành trình, dường như con là người gặp nhiều chuyện nhất về sức khoẻ. Từ những ngày đầu tiên về, có thể vì điều kiện nước và vệ sinh ở việt nam ko tốt con đã bị ngứa ngáy và nó theo con đến suốt hơn 3 tháng, dù mẹ và bác Hiền đều thử chữa nhiều cách mà chưa ổn thoả. Rồi đến chuyện ho, con ho cùng với mẹ từ cuối tháng 6 và giờ đến gần hai tháng mẹ con mình vẫn chưa đỡ. Những chuyến đi gặp bác Thuỷ đến mức con phải hỏi tại sao con gặp cô này liên tục. Mẹ cứ thấy các con hơi nặng là lại phải mang đến bác Thuỷ, ở vn biết đâu mà lường, nhỡ nặng lên thì rất mệt. Con gái trải qua bao khó chịu như thế, có những lúc ho mà nôn ra, mẹ rất thương, thế mà rất ít kêu ca về con mệt. Đi đến đâu cũng rất là sweet, ai cũng yêu. Mẹ thì sẽ nhớ mãi cô gái bé nhỏ của mẹ đứng trên du thuyền ở hạ long rồi chèo thuyền trên biển này, rồi mang theo mấy cái note đi đến đâu cũng lôi giấy bút ra vẽ, rồi nhảy sóng, bơi nghich không biết nghỉ ở biển khắp bắc trung nam. Con gái mẹ tuy trông chân yếu tay mềm nhưng ko hề yếu ớt, chỉ có hay bị khóc và hét quá đà thôi, mẹ luôn phải nhắc nhở :) nhưng chắc từ giờ mẹ cũng phải có biện pháp để cải thiện tình hình trong nhà mình thôi nhỉ. Mẹ cũng thấy con là người ko biết sợ, rất mạnh mẽ dù con vẫn chưa nhìn thấy tiềm lực của bản thân mình, suốt ngày mẹ phải nhắc con "strong in mind"- chỉ có cái đó mới giúp bản thân mình nhiều nhất.

Con gái út thì thật sự thay đổi trong chuyến đi này. Con dễ được mọi người yêu và bỏ qua mọi lỗi lầm vì con là bé nhất, đáng yêu nhất, là trung tâm của mọi sự chú ý. Tuy vậy cũng chính vì thế mà con biết cách tận dụng người khác quá nhanh chóng. Các anh chị luôn kêu với mẹ là tại sao em lại đạt được tất cả những gì mà em muốn (trong khi các anh chị thì đương nhiên là không và mẹ luôn phân tích cho tại sao). Mẹ luôn cố gắng để các con thấy được trong gia đình mình, các con đều ngang bằng nhau và các con đều được bố mẹ yêu thương và tạo điều kiện như nhau, không có ai được chiều hơn hay có đặc quyền đặc lợi gì. Người khác có thể hiểu lầm đó là sự cạnh trang công bằng nhưng kỳ thực đó chẳng có cạnh tranh gì cả. Nếu trong gia đình mà còn nói đến cạnh tranh thì còn nói làm gì nữa. Bố mẹ luôn yêu thương các con cho dù các con như thế nào, và các con không cần phải cạnh tranh nhau để được một cái gì, đã là thành viên trong gia đình thì mọi người đều có cơ hội như nhau, đều sẽ được yêu thương như nhau. Ko phải vì em bé hơn mà con phải nhường em, em bé hơn nếu em muốn gì thì em cũng phải chờ đến lượt của mình. Có thể như thế thì sẽ có nhiều kêu khóc hơn, vì sẽ có người ko vừa ý (em Sóc chẳng hạn) nhưng mẹ luôn tin là các con trong sâu thẳm hoàn toàn hiểu điều đó có lý do của nó, và ấm ức sẽ bớt đi so với việc bắt các con phải nhường em. Sự lựa chọn của bố mẹ dựa trên nền tảng của học hành và tìm hiểu, ở bên này người ta có những lớp dạy làm cha mẹ vì cha mẹ sau khi có con là một cuộc đời khác, cũng phải học để thích nghi với cuộc đời đó, để hiểu tâm lý trẻ con ra sao. Mẹ cứ nghĩ ở vn cũng rất nên có những lớp học về việc sống vơis trẻ con như thế nào, như thế sẽ giảm bớt những khác biệt thế hệ và trẻ con được đối xử đúng như lứa tuổi của con, chứ ko phải đối xử dựa trên việc làm hài lòng người lớn - hay đúng hơn là hài lòng với những chuẩn mực người lớn đặt ra. 

Dù sao thì điều mẹ thấy rõ rệt nhất ở Sóc con của mẹ, là con lớn lên, điệu ra (thì rõ rồi, con gần 4 tuổi rồi mà), con bướng bỉnh hơn, và bắt đầu đánh bạn mới chán chứ. Chắc là hậu quả của việc ở gần chị vịt mà ko ai để mắt, chị cáu lên là đánh cho một cái, thế là em học luôn. Sóc con lại còn được xem bao nhiêu tivi cùng anh chị, cử chỉ điệu bộ cũng không phù hợp với lứa tuổi của con lắm - đó chính là điều bố mẹ luôn tránh, ko lắp tivi ở nhà mình là vì thế, nhưng mẹ không lường trước được là về việt nam thì kênh trẻ con chỉ có những chương trình kém tính chất giáo dục như thế- một là hoạt hình Tom and Jerry toàn đánh nhau, hai là cartoon network cũng toàn đánh nhau, ba là disney channel toàn teen ưỡn à ưỡn ẹo. Còn phim của các con trên internet thì từ việt nam không có bản quyền để truy cập hết được. Kindle thì bố toàn cho sách của em Vịt nên Cún ko vào đọc được. Mà mẹ thì quá bận rộn cũng ko nhớ giải quyết hết, đấy đêns lúc bố về 5 tuần cũng chỉ giải quyết được một phần, nên các con và Sóc con cũng bị thiệt thòi. Chuyện này lần sau về mẹ sẽ rút kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn.

Nhưng có lẽ cũng như các anh chị, Sóc cũng có dấu ấn đậm nét với Việt nam. Sóc cũng có biết bao là chú ý, được ăn biết bao là đồ ăn, hoa quả mà Sóc thích, được chiều chuộng, được đi xe máy vi vu. Dù tóc có mồ hôi bết lại cũng hùng dũng đi cùng anh chị khắp mọi nơi, làm đủ mọi việc không thiếu một thứ gì. Sóc vẫn dát nhất (đúng là Sóc mà)- thấy sóng to là chạy vào ngay, thấy cao cao là đòi mẹ ôm xuống ngay, nhưng Sóc cũng ko ngán gì, cũng đòi mẹ cho trèo thuyền ở Hạ Long, mẹ thì ko dám vì ko biết bơi, cũng trèo lên đỉnh ngọn núi ở Ninh bình biết bao nhiêu bậc, cũng nhìn thấy còng cát chạy, mực tươi mới bắt nó xì mực ra làm sao- Sóc cũng theo đủ các trò hết. Chắc chắn rồi vài năm Sóc cũng sẽ quên dần nhưng mẹ hy vọng vẫn đọng một chút gì đâys, như chị Vịt làm mẹ rất ngạc nhiên vì có những thứ từ lúc 2 tuổi Vịt vẫn nhớ, ở cả việt nam và hàn quốc- 5 năm sau Vịt bảo mẹ, con nhớ đã gặp người này, con nhớ cái phòng này. Mẹ thật sự ngạc nhiên lắm- và mẹ hy vọng Sóc 4 tuổi của mẹ cũng như thế nhé.

Sent from my iPhone

0 Comments:

Post a Comment

<< Home